Da mụn nhạy cảm mà vẫn muốn dùng Retinoids? Retinaldehyde là giải pháp cho bạn

       Da mụn nhạy cảm mà vẫn muốn dùng Retinoids? Retinaldehyde là giải pháp cho bạn

Retinoids từ lâu đã là hoạt chất trứ danh trong ngành da liễu nhờ khả năng đa nhiệm trong điều trị các vấn đề về da, đặc biệt là điều trị da mụn cả về dạng thuốc uống lẫn sản phẩm thoa ngoài da. Trong đó, Retinaldehyde là một dẫn xuất của vitamin A được ghi nhận không chỉ kế thừa những tác dụng tuyệt vời của Retinoic Acid mà còn thể hiện những ưu điểm vô cùng phù hợp với làn da đang gặp vấn đề về mụn. 

1. Cách thức hoạt động của Retinoids trên da

Nếu bạn quyết tâm đầu tư trong việc dưỡng da và nghiêm túc xây dựng một chu trình dưỡng da bài bản, bạn không thể nào bỏ qua Retinoids. Retinoids là tên gọi chung cho các nhóm dẫn xuất vitamin A, chúng đem lại những lợi ích thần kỳ trên da nhờ khả năng tương tác với các thụ thể Retinoic Acid có trong tế bào. Để có thể làm được điều này, Retinoids phải trải qua một quá trình chuyển hóa để trở thành Retinoic Acid.

Retinoic Acid đã được chứng minh là dạng hoạt động sinh học của vitamin A trên cơ thể gần 70 năm trước. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa hoàn toàn khám phá hết được các loại enzyme tham gia quá trình hoạt động cũng như cơ chế chịu trách nhiệm điều chỉnh sự tổng hợp sinh học và suy thoái của Retinoic Acid. Mô hình chuyển hóa thành Retinoic Acid được phần đông chấp nhận ở hiện tại là quá trình oxy hóa theo hai bước: đầu tiên, Retinol oxy hóa thành Retinaldehyde, Retinaldehyde tiếp tục oxy hóa thành Retinoic Acid. Trong quá trình chuyển hóa trên, Retinol và Retinaldehyde được gọi là tiền chất (precursor) của Retinoic Acid (xem sơ đồ minh họa).

Cơ chế chuyển hóa hoạt động của Retinol trên da. Nguồn: Olga V. Belyaeva et. al (2020), “Generation of Retinaldehyde for Retinoic Acid Biosynthesis”, Biomolecules.

Tuy sở hữu vô vàn ưu điểm, nhưng hạn chế lớn nhất của Tretinol/ Retinoic Acid là khả năng dễ gây kích ứng. Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu các tiền chất của Retinoic Acid để tìm ra giải pháp giảm thiểu tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Trong đó, Retinaldehyde/ Retinal (RAL) đã ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu từ những năm 1990 chứng minh khả năng điều trị da mụn hiệu quả mà đảm bảo khả năng kích ứng ở mức thấp. Nhờ đóng vai trò như tiền chất của Retinoic Acid, Retinal kế thừa những lợi ích của hoạt chất này khi thoa ngoài da trên phương diện chống lão hóa, ngừa nhăn, giúp da khỏe.

2. Vì sao Retinaldehyde đặc biệt phù hợp cho da mụn, da nhạy cảm?

Retinoids là hoạt chất quen thuộc trong phác đồ điều trị mụn

2.1. Cách Retinoids kiểm soát bệnh lý mụn

Sử dụng hoạt chất Retinoids ngoài da là một trong những phương pháp quan trọng, mang tính cốt lõi trong phác đồ điều trị mụn nhờ đặc tính giúp giảm thiểu và ngăn ngừa sự hình thành mụn và nhân mụn, cũng như khả năng kháng viêm, ngăn ngừa phản ứng viêm.

Cụ thể hơn, Retinoids kích thích sự thay mới tế bào “cell turnover”, tăng tốc độ rụng của tế bào sừng, nhờ đó nhanh chóng “đẩy đi” những nốt mụn và ức chế sự hình thành của nhân mụn. Với khả năng tác động vào tuyến bã nhờn, thúc đẩy môi trường hiếu khí (môi trường giàu oxy hóa), hoạt động của Retinoids khiến cho vi khuẩn gây mụn viêm Propionibacterium acnes (P.Acnes) không thể sinh sôi và giúp cho những hoạt chất thoa ngoài da khác thấm tốt hơn.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất trong việc sử dụng Retinoids trong điều trị mụn là các phản ứng phụ bao gồm: kích ứng, bong tróc, ửng đỏ, khô da. Những dấu hiệu này thường xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sử dụng và sẽ từ từ giảm đi.

Các phản ứng thường gặp của Retinoids khi hoạt động trên da trong 4 tuần đầu. Người sử dụng cần sự kiên trì khi dùng Retinoids trong điều trị mụn. Nguồn: James Leyden, Linda Stein-Gold & Jonathan Weiss (2017), “Why Topical Retinoids Are Mainstay of Therapy for Acne,” Dermatology and Therapy Volume 7, pages 293–304.

2.2. Công dụng nổi bật của Retinaldehyde trong điều trị mụn

Các tiền chất của Retinoic Acid nói riêng cũng như dẫn xuất khác của vitamin A nói chung vẫn được quan tâm nghiên cứu để đi đến một hoạt chất tối ưu ứng dụng cho phác đồ điều trị mụn. Khi so sánh Retinaldehyde với các anh em cùng nhà, hoạt chất này sở hữu những yếu tố nổi bật khiến chúng trở nên đặc biệt phù hợp với làn da mụn nhạy cảm.

Khả năng kháng khuẩn – có tác dụng trực tiếp với vi khuẩn P. acnes:

Nghiên cứu lâm sàng thực hiện vào năm 1999 chứng minh Retinaldehyde có tác dụng trực tiếp với vi khuẩn P. Acnes. Nếu các loại Retinoids khác có thể tạo môi trường hiếu khí ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn P. Acnes thì khả năng kháng khuẩn được ghi nhận chỉ có ở Retinaldehyde. Tiền chất này sở hữu khả năng tiêu mụn nhẹ lẫn khả năng chống lại các loại vi khuẩn gram âm như khuẩn P.Acnes.

Có thể dễ dàng kết hợp với các hoạt chất ngừa mụn khác

Thí nghiệm lâm sàng ghi nhận Retinaldehyde có thể dễ kết hợp với các hoạt chất điều trị mụn khác như Alpha-Hydroxy Acids, Beta-Hydroxy Acids hoặc Benzoyl Peroxide.

Retinaldehyde có thể dễ dàng kết hợp với các hoạt chất khác trong chu trình skincare

Phù hợp với làn da nhạy cảm

So với Retinoic Acid, Retinaldehyde dễ dàng đáp ứng trên da hơn, kể cả những trường hợp da nhạy cảm. Các ca lâm sàng ghi nhận Retinaldehyde ít các tác dụng phụ hơn hẳn khi sử dụng lâu dài.

Sản phẩm gợi ý

Tinh chất trị mụn, tái tạo và trẻ hóa cho da nhạy cảm

SUZANOBAGIMD RETIVANCE® Skin Rejuvenating Complex

Tóm lại, Retinaldehyde thừa kế những tác dụng đa nhiệm trên da như Retinoic Acid nhưng ít kích ứng hơn, phù hợp với làn da mụn nhạy cảm nhờ khả năng kháng viêm, tác động trực tiếp lên vi khuẩn P.Acnes. Dẫu vậy, trong nhóm Retinoids, Retinaldehyde chỉ mạnh thua Retinoic Acid nên dù sử dụng với nồng độ 0.1%, bạn vẫn cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng hoạt chất.

Với những bằng chứng khoa học trên, Retinaldehyde được ghi nhận như một “ngôi sao đang lên” trong số các hoạt chất trị mụn có trong sản phẩm thoa ngoài da. Nếu bạn vẫn còn lăn tăn chưa dám thử Retinoids, tại sao không thử bắt đầu với Retinaldehyde? Biết đâu hoạt chất này lại trở thành “chân ái” cho công cuộc dưỡng da của bạn.

Nguồn: Obagi Medical Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *