Ma trận serum Vitamin C: Dùng gì cho đúng?

“Vitamin C – thần dược cho làn da”

“Vitamin C – hoạt chất làm mờ thâm nám hiệu quả”

“Vitamin C – thành phần chống lão hoá da thần kỳ”

Vân vân và mây mây. Kiểu gì bạn cũng sẽ tìm được hàng trăm bài viết về Vitamin C trên các trang tin tức làm đẹp, beauty blog, diễn đàn hay mạng xã hội. Nếu đã dấn thân vào con đường nghiện skincare thì hẳn bạn đều đã biết công dụng tuyệt vời mà thành phần này mang lại: nào sáng da, mờ thâm nám, giảm nếp nhăn, kích thích sản sinh Collagen cho da săn chắc, chống oxy hoá, ngăn ngừa lão hoá da… Nói chung, bài này chúng tớ sẽ không đào sâu vào công dụng của Vitamin C nữa, vì những kiến thức đó quá cơ bản và chỉ cần 5 giây hỏi chị Google là bạn tha hồ đọc. Vấn đề đặt ra chính là: kể cả khi bạn biết được công dụng của Vitamin C, thì làm thế nào để bạn chọn ra được sản phẩm tốt, phù hợp, dùng có hiệu quả giữa hằng hà sa số loại serum Vitamin C đang sẵn có? Đơn cử như serum Timeless C+E+Ferulic Acid nổi đình đám trên thị trường – được nhiều nơi ca tụng là “bản dupe của Skinceuticals” với hàm lượng 20% Vitamin C (L-Ascorbic Acid) và có mức giá cực mềm chỉ rơi vào khoảng 1/10 Skinceuticals, liệu có thật sự tốt và work trên da bạn không khi đã có review là mua 3 chai là 3 độ pH khác nhau? Cùng chúng mình tìm hiểu xem sao nhé.

1. Lựa chọn dẫn xuất Vitamin C phù hợp

Như trong bài viết trước chúng tớ đã có đề cập đến các dẫn xuất Vitamin C như sau:

  • L-Ascorbic Acid (L-AA): Tan trong nước, PH 2.5 -3.5, độ thẩm thấu tốt, thích hợp sử dụng dưới lớp chống nắng để tăng cường khả năng bảo vệ da khỏi tia UV. Tính ổn định không cao, dễ bị oxy hoá nhất trong tất cả các dẫn xuất.
  • Sodium Ascorbyl Phosphate (SAP): Tan trong nước, PH 7, các nghiên cứu về độ thấm vào da còn hạn chế, bảo vệ da khỏi tia UV và tổng hợp collagen kém hơn L-Ascorbic Acid. SAP có tính ổn định cao và khá dịu nhẹ, thích hợp sử dụng cho da mụn mà không gây kích ứng.
  • Magnesuim ascorbyl phosphate (MAP): tan trong nước, PH: 7, tài liệu về độ thẩm thấu còn hạn chế, bảo vệ khỏi tia UV: Ít dữ liệu để kết luận, tăng tổng hợp collagen: ngang bằng L-AA => có khả năng ngăn ngừa lão hoá và duy trì làn da tươi trẻ.
  • Ascorbyl Tetra-Isopalmitate (ATIP): Tan trong nước PH :<5, thấm tốt hơn MAP, khá dịu nhẹ & ít gây kích ứng nên phù hợp cho da nhạy cảm, tổng hợp collagen và bảo vệ khỏi UV: chỉ có trong nghiên cứu vitro, chưa có vivo, nghĩa là chưa đủ thông tin để kết luận. 

Như các bạn thấy ở trên, trừ khi da quá nhạy cảm thì mới nên chọn dẫn xuất khác với L-AA, còn lại hãy ưu tiên L-AA để có được những tính năng ưu việt nhất từ Vitamin C: Bảo vệ da, chống tác động tia UV, sáng hơn, tăng sinh collagen tốt hơn. Đa số các sản phẩm serum Vitamin C có tiếng tăm trên thị trường đều sử dụng L-Ascorbic Acid là thành phần hoạt chất chính (active ingredient), đơn cử như SkinCeuticals CE Ferulic với 15% L-AA, Obagi Medical dòng Professional C Serum với các nồng độ lần lượt là 10 – 15 – 20%, Timeless CE Ferulic với 20% L-AA (hay được thiên hạ đồn là bản dupe của SkinCeuticals), Kiehl’s Powerful-Strength Line-Reducing Concentrate với 10.5% L-AA, By Wishtrend Pure Vitamin C21.5 Advanced Serum với nồng độ lên đến 21.5% L-AA… 

Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn serum VitC phù hợp, các bạn có thể tham khảo những loại serum chứa L-AA Vitamin C hiện đang có tại Dr SkinCare ngay bên dưới đây nhé:

Obagi Professional C Serum

Xem chi tiết về sản phẩm tại đây.

OBAGI CLINICAL Vitamin C+ Arbutin Brightening Serum

Tinh chất dưỡng sáng da Obagi Clinical chứa hàm lượng 10% L-Ascorbic Acid kết hợp với Arbutin giúp cải thiện hiệu quả làn da tối xỉn và không đều màu. Xem chi tiết về sản phẩm tại đây.

ZO® SKIN HEALTH 10% Vitamin C Self Activating

Tinh chất dưỡng sáng da ZO® SKIN HEALTH đặc biệt hơn với công thức nền silicone không chứa nước, kết hợp giữa nồng độ 10% L-AA và Vitamin C Ester. Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

2. Nền dầu (oil based) hay nền nước (water based) có ảnh hưởng gì?

Có thể bạn chưa biết nhưng hầu hết các sản phẩm serum Vitamin C hiện đang có trên thị trường chủ yếu dùng công thức nền nước, đặc biệt là L-AA serum. Lý do vì sao?

  • Vitamin C là một loại Vitamin hoà tan được trong nước (water-soluble).
  • Nền nước (water based) giúp cho kết cấu sản phẩm lỏng nhẹ hơn, không tạo cảm giác dày nặng, bí da. Việc kết hợp một loại serum nền nước vào skincare routine cũng sẽ dễ dàng hơn là nền dầu (oil based), đặc biệt là nếu bạn dùng serum Vitamin C vào buổi sáng, dưới lớp kem chống nắng hay make-up.
  • Bên cạnh đó, công thức nền nước sẽ giúp cho Vitamin C thẩm thấu vào da tốt hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, mặt trái của sử dụng serum Vitamin C nền nước chính là tính ổn định cực kém, đặc biệt là khi bạn dùng dẫn xuất L-Ascorbic Acid ít bền vững, dễ bị oxy hoá khi tiếp xúc với không khí. Thông thường, với serum chứa L-AA nền nước, sau khi mở nắp bạn chỉ nên dùng tối đa trong vòng 3 tháng, kết hợp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sản phẩm được đựng trong chai thuỷ tinh tối màu. Chỉ cần bị oxy hoá chuyển thành màu nâu là xem như serum hỏng không dùng được nữa. Chưa kể đến việc serum L-AA nền nước được tính vào dạng “serum tươi”, khó có thể sản xuất đại trà với số lượng lớn rồi các nhà phân phối nhập nhiều về để trưng chơi trên kệ qua ngày này tháng nọ năm kia được, vì đặc tính dễ bị oxy hoá như trên đã nói nên date của chúng cực kì ngắn. Do đó, không phải tự dưng mà serum chứa L-AA xịn lại đắt đỏ, một phần vì giá thành nguyên liệu cao lại không trữ được nên nhập bao nhiêu phải làm hết bấy nhiêu, một phần vì công sức nghiên cứu ra được công thức chuẩn giúp serum lâu bị oxy hoá hơn mà hiệu quả mang lại vẫn cao.

Vậy thì chúng ta có giải pháp thay thế là gì? Đó chính là serum nền silicone / nền dầu (silicone based / oil based). Nghe đến silicone bạn đừng vội sợ hãi. Bản chất silicone không gây bít tắc lỗ chân lông, nhất là với những loại silicone bay hơi. Trừ phi bạn bị kích ứng / dị ứng với thành phần silicone thì mới cần né em này ra. Còn bình thường thì vô tư đi. Miễn là formula sản phẩm phải tốt. Điển hình như The Ordinary có lọ serum Ascorbic Acid 8% + Alpha Arbutin 2% được hãng ca tụng là không chứa nước, silicone based, kết hợp Vitamin C và Arbutin xịn sò các thứ nhưng công thức cực chán đời. Nhiều review chê em này quá nhờn, không hề thấm vào da mà bôi lên xong chỉ nằm yên vị ở đó, thậm chí còn bị vón cục khi thoa tiếp sản phẩm khác, nổi mụn break-out v.v… Thế mới bảo không phải muốn làm serum VitC là cứ gom chung nguyên liệu lại trộn chung ra thành phẩm là xong đâu mà phải có nghiên cứu kiểm nghiệm kĩ lưỡng, formula ổn định các thứ. Bởi vậy mới có câu “tiền nào của nấy”, đòi vừa rẻ vừa tốt thì không có đâu bạn ơi ;).

3. ZO® SKIN HEALTH 10% Vitamin C Self Activating

Nếu The Ordinary không được thì serum C nền silicone nào tốt mà bạn nên dùng? Chúng tớ highly recommend bạn thử một lần trong đời ZO® SKIN HEALTH 10% Vitamin C Self Activating. Rất có thể lướt qua tên bạn đang thầm nghĩ rằng, chỉ có 10% Vitamin C thì ít quá, liệu có làm nên chuyện không? Vì sao lại là 10% mà không phải 15% hay 20% như nhiều loại serum C đình đám khác trên thị trường? Ở nồng độ này liệu Vitamin C có đủ mạnh để mang lại hiệu quả cho da không? Thì team sẽ giải đáp liền cho bạn ngay dưới đây.

Đầu tiên, công thức của ZO® SKIN HEALTH 10% Vitamin C Self Activating sử dụng thành phần chính là 10% Vitamin C dạng L-Ascorbic Acid (L-AA), tức dẫn xuất mạnh nhất của Vitamin C. Trên thực tế, nồng độ từ 3% đến 10% L-AA vẫn sẽ mang lại hiệu quả cho làn da. Việc đẩy nồng độ Vitamin C lên tương đối cao từ khoảng 10 đến 15% trở lên sẽ có khả năng mang lại lợi ích cao nhất, nhưng bù lại làm gia tăng nguy cơ gây kích ứng da. Vì thế, 10% L-AA trong ZO® SKIN HEALTH 10% Vitamin C Self Activating là vừa đủ để đạt hiệu quả tối ưu, mà vẫn đảm bảo an toàn cho những làn da nhạy cảm, hạn chế các kích ứng không mong muốn. Bên cạnh đó, một sự thật bạn cần biết là làn da chúng ta chỉ có khả năng hấp thụ Vitamin C tốt nhất ở nồng độ tối đa 20%, còn trên 20% sẽ cho khả năng hấp thụ kém hơn hẳn. Do đó, bạn đừng tham bôi serum nồng độ VitC quá cao, đôi khi tốt đâu không thấy mà da kích ứng thì còn tệ hơn là không bôi.

Điểm vượt trội kế tiếp của ZO® SKIN HEALTH 10% Vitamin C Self Activating so với các loại serum chứa VitC khác trên thị trường chính là ở thành phần Tetrahexyldecyl Ascorbate (THDA hay còn gọi là Ascorbyl tetra-isopalmitate) được hãng bổ sung vào công thức. Nếu bạn chưa biết thì THDA là một dạng thức ổn định của Vitamin C, dịu dàng & nhẹ nhàng hơn nhiều lần so với L-AA, cực kỳ đáng tin cậy với những làn da nhạy cảm. Ưu điểm là gì thì mời bạn xem ngay bên dưới:

  • Không giống như Ascorbic Acid (Vitamin C dạng tinh khiết), THDA hoà tan được trong dầu và lipid (chất béo), vì vậy có khả năng thâm nhập tốt hơn và sâu hơn vào trong da, thích hợp hơn cho làn da dầu.
  • THDA có tính ổn định rất cao với khả năng chống oxy hoá lên đến 18 tháng, trong khi L-Ascorbic Acid nhanh chóng bị phân huỷ khi gặp nước hoặc dưới tác hại của tia UV.
  • Một điểm khác biệt nữa chính là độ pH: THDA không yêu cầu môi trường có tính acid (pH từ 3.5 hoặc thấp hơn) để có thể hoạt động, mà ngược lại thành phần này có hiệu quả ngay cả ở mức pH trung tính từ 5.5 đến 6.5 (gần giống với pH trên da người). Do đó, THDA là sự lựa chọn vô cùng thích hợp cho những ai sở hữu làn da nhạy cảm, hoặc những làn da “kháng” Ascorbic Acid (theo ước tính có đến khoảng 20% dân số kháng Ascorbic Acid đường bôi, khi sử dụng mang lại lợi ích rất nhỏ hoặc thậm chí không có hiệu quả). 
  • THDA thường kết hợp tốt với các dạng khác của Vitamin C, điển hình như trong công thức này là với L-AA, giúp mang lại hiệu quả tối ưu.

Tiếp theo, một ưu điểm sẽ khiến bạn không ngần ngại mà “móc hầu bao” cho lọ serum này chính là ở công thức nền silicone (silicone based). Self Activating có công thức hoàn toàn không chứa nước, thay vào đó là Cyclopentasiloxane và Dimethicone Crosspolymer xếp ngay đầu. Nhờ sự xuất hiện của silicone mà serum sẽ có kết cấu mịn màng và trơn mượt hơn, thích hợp sử dụng dưới lớp kem chống nắng hoặc make-up. Và vì trong công thức không chứa nước nên sẽ hạn chế được tình trạng serum bị oxy hoá đi như các loại serum nền nước thông thường. Kể cả bạn dùng vào ban ngày cũng không bị tình trạng oxy hoá làm da tối xỉn hay xuống tông, bởi lẽ Vitamin C rất dễ bị oxy hoá khi tiếp xúc với tia UV trong ánh sáng mặt trời, nhưng đó là ở dạng water-based, còn với silicone-based thì Vitamin C đã được các phân tử silicone “bao bọc” lại và hạn chế tối đa hiện tượng này. 

Không chỉ chứa mỗi thành phần chính là Vitamin C, ZO® SKIN HEALTH 10% Vitamin C Self Activating được bổ sung thêm 2 thành phần chống oxy hoá mạnh là Vitamin E và Coenzyme-Q10. Không chỉ có công dụng chống oxy hoá cho da, dưỡng da, ngăn ngừa da lão hoá, việc bổ sung chất chống oxy hoá còn giúp công thức sản phẩm ổn định hơn, hạn chế việc Vitamin C nhanh bị oxy hoá dẫn đến mất tác dụng. Bạn có thể liên tưởng đến công thức quen thuộc là C+E+Ferulic Acid của SkinCeuticals (Ferulic Acid là chất chống oxy hoá).

Cuối cùng, bạn đừng bỏ qua yếu tố bao bì (packaging) khi lựa chọn một sản phẩm serum chứa Vitamin C. Như đã nói, Vitamin C rất nhạy cảm và dễ bị oxy hoá khi tiếp xúc với không khí cùng tia UV trong ánh nắng, do vậy bao bì sản phẩm phải càng kín và càng tối màu càng tốt. Ở các loại serum Vitamin C thông thường, packaging bạn thường gặp là chai thuỷ tinh màu nâu kèm vòi nhỏ giọt. Thế nhưng dạng chai đó vẫn có hạn chế là việc đóng mở nắp thường xuyên sẽ khiến không khí tràn vào bên trong, từ đó làm serum nhanh chuyển màu. Còn ở ZO® SKIN HEALTH, hãng sử dụng dạng tuýp nhựa kèm vòi nhấn (pump), vừa giúp bảo quản serum bên trong cực kì tốt, vừa giúp bạn dễ dàng lấy được lượng sản phẩm cần dùng. Chưa kể packaging này còn giúp bạn hạn chế được tình trạng “lỡ tay” làm đổ lọ serum nữa đấy 😉 và có muốn mang theo đi công tác hay du lịch cũng đều tiện.

TỔNG KẾT

Trong quá trình “chống già”, không chỉ riêng Tre/Vitamin A mới là quan trọng mà Vitamin C/chất chống oxy hoá cũng chiếm vai trò không hề kém cạnh, vì vậy bạn đừng chần chừ hay tiếc rẻ nữa mà hãy đầu tư ngay cho mình một lọ serum VitC thật tốt kể từ hôm nay. Nếu mà vẫn thấy khó chọn quá thì cứ việc inbox cho team chúng tớ để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *