Filler Vón Cục – Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Cách Khắc Phục
Trong vài năm trở lại đây, filler đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều tín đồ làm đẹp muốn “nâng tầm” nhan sắc mà không cần đến phẫu thuật. Tuy nhiên, filler vón cục là một vấn đề thường gặp sau khi thực hiện liệu pháp, gây ra không ít lo lắng cho người điều trị. Vậy filler bị vón cục là gì, tại sao lại xảy ra tình trạng như thế và làm thế nào để khắc phục nhanh chóng? Hãy cùng Xcelens tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Xem thêm:
- Làm đẹp bằng tiêm filler và botox, cái nào tốt hơn?
- Tiêm filler má là gì? Có gì đặc biệt khi tiêm filler má?
Tiêm filler vón cục là như thế nào?
Filler là một liệu pháp làm đẹp, sử dụng hoạt chất chủ yếu là Hyaluronic Acid. Tiêm vào các khu vực như má, môi, rãnh cười, cằm, mũi nhằm tăng cường thể tích và làm đầy các nếp nhăn. Tuy nhiên, khi các hoạt chất filler không phân tán đều hoặc bị tích tụ thành các cục nhỏ phía dưới da, hiện tượng này gọi là filler vón cục.
Filler vón cục có thể gây ra những ảnh hưởng lớn về thẩm mỹ và thậm chí là sức khỏe cho người điều trị. Những khối filler vón cục không chỉ làm vùng da trông kém tự nhiên hơn so với ban đầu mà còn khiến da mất đi vẻ mịn màng. Trong nhiều trường hợp, các vón cục đó có thể gây khó chịu hoặc đau nhức. Nếu không được xử lý kịp thời, hiện tượng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải can thiệp y khoa để cải thiện.
Nguyên nhân khiến filler bị vón cục
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các chị em gặp tình trạng vón cục sau tiêm filler, có thể kể đến như:
Tiêm filler kém chất lượng
Các loại filler giá rẻ, trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ thường không đạt tiêu chuẩn về chất lượng cũng như độ an toàn. Khi chất lượng filler không đạt chuẩn, nguy cơ vón cục sẽ vô cùng cao do khả năng tương thích kém với cơ thể. Ngoài vón cục có thể gây ra nhiều biến chứng khác gây nguy hại cho sức khỏe.
Kỹ thuật tiêm không đúng
Mặc dù đây chỉ là một liệu pháp đơn giản, nhanh chóng nhưng không vì thế mà ai cũng có thể tiêm. Quá trình tiêm filler đòi hỏi những bác sĩ có kỹ thuật và sự am hiểu sâu về cơ thể con người. Nếu kỹ thuật viên tiêm sai vị trí hoặc không đúng độ sâu, filler có thể tụ lại, gây vón cục và làm mất thẩm mỹ.
Tiêm lượng filler quá nhiều
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp cho vùng điều trị của bạn. Tùy mỗi vùng mà liều lượng cc tiêm vào sẽ khác nhau. Tiêm quá nhiều filler vào một vùng nhỏ có thể dẫn đến tình trạng quá tải, các hoạt chất không có không gian để lan đều dưới da. Từ đó, gây ra tình trạng bí bách, filler dồn lại một chỗ và tạo hiện tượng vón cục.
Cơ địa không thích ứng với filler
Mỗi cơ thể có mức độ phản ứng với chất làm đầy khác nhau. Một số người có cơ địa mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần có trong sản phẩm tiêm filler, dễ dẫn đến hiện tượng sưng đau và vón cục.
Biểu hiện của filler vón cục
Để nhận biết filler bị vón cục cứng hay không, bạn có thể chú ý đến các dấu hiệu sau đây:
- Xuất hiện các cục nhỏ phía dưới da: Bạn sẽ cảm thấy có các cục, khối cứng, không đồng đều dưới da. Cảm nhận rõ ràng hơn khi chạm vào khu vực vừa tiêm.
- Sưng đau kéo dài: Tình trạng sưng và đau tại vùng điều trị kéo dài hơn so với bình thường. Cảm giác đau nhức này sẽ tăng dần theo thời gian.
- Da mất tự nhiên: Làn da tại vị trí tiêm trở nên lồi lõm, kém mịn màng, mất cân xứng và không còn vẻ đẹp tự nhiên.
- Biến đổi màu da: Da có thể trở nên thâm đen hoặc nổi đỏ tại vùng điều trị, khác màu với vùng da khác do filler không được phân tán đều.
Nếu gặp các biểu hiện trên, bạn nên đến ngay cơ sở thẩm mỹ hoặc bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Không nên để tình trạng này kéo dài vì càng để lâu ảnh hưởng càng nghiêm trọng.
Cách khắc phục filler vón cục
Filler bị vón cục khiến các tín đồ làm đẹp trở nên hoang mang và cảm thấy lo lắng. Để giải quyết vấn đề nhanh chóng, hạn chế biến chứng thì chị em có thể thực hiện một số cách sau:
- Nếu filler bị vón cục ở mức độ nhẹ, việc massage có thể giúp phân tán filler đồng đều hơn. Tuy nhiên, cần phải thực hiện kỹ thuật này dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ để tránh tình trạng xấu hơn.
- Hyaluronidase là một enzyme được sử dụng để phá hủy HA trong filler, từ đó giúp tan filler và loại bỏ các cục vón trên vùng điều trị.
- Trong trường hợp filler vón cục nghiêm trọng, có thể phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ. Đây là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả. Cần được thực hiện ở các bệnh viện uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao.
Xem thêm:
Lời kết
Trên chặng đường làm đẹp bằng filler, bất cứ chị em nào cũng mong muốn cải thiện khuyết điểm, nâng cấp vẻ đẹp bản thân. Tuy nhiên, vì một số lý do khiến việc làm đẹp trở thành “ác mộng kinh hoàng” khi filler vón cục gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Với những thông tin được Xcelens cung cấp trong bài viết, chúng tôi mong rằng bạn có thể lựa chọn được một sản phẩm chất lượng, đơn vị thực hiện uy tín và bác sĩ có tay nghề để sở hữu vẻ đẹp mơ ước.