Nếu so sánh về độ tốt hiện nay thì Vitamin C Obagi cùng Skin Ceuticals đều cạnh tranh ngôi vị số 1 thị trường. Dù bán hàng Obagi nhưng vẫn nói thật ai hợp cái nào thì mua thôi vì cả 2 hãng đều tốt. So sánh cái này hơn cái kia thì không đúng. Về mặt trải nghiệm cá nhân, khi dùng Obagi C 20% thấy vết thâm mờ nhanh hơn Skin Ceuticals, còn lâu dài chống lão hóa thì phải đợi xem sao.
Và chia sẻ thực lòng, nếu phải bỏ hết tủ serum khoảng mười mấy chai nằm long lóc, chỉ giữ lại 1 thì chắc chắn sẽ giữ Obagi C 20% vì chúng gần như giữ đủ các lợi ích cần thiết cho da bao gồm:
1. CHỐNG OXY HOÁ
Hiểu nôm na các ROS – gốc tự do một khi tấn công vào da gây chuỗi phản ứng sụp đổ liên kết. Bạn tưởng tượng như da mình như một tòa tháp bằng nhiều viên gạch liên kết chặt chẽ, bất thình lình rút ra 1 viên, toàn bộ tòa tháp sẽ gãy đổ dây chuyền. Kết quả từ một tế bào da khỏe mạnh, có sức đề kháng, tế bào bị tổn thương, bị biến dị chức năng, suy yếu đi hàng rào bảo vệ da. Da từ đó dễ bị đỏ rát, xuất hiện đốm đen, đốm nâu, nám cùng nếp nhăn.
Đê ngăn chặn quá trình người ta đã tìm ra chất chống oxy hóa số 1 là Vitamin C. Khi các gốc tự do hăm he giành mất viên gạch (electron) của tế nào, Vitamin C sẽ tự đưa thân gạch của bản thân nó ra. Vậy thay vì da bị tổn thương, Vitamin C sẽ chịu đựng tổn thương đó, như vậy, chỉ cần dùng Vitamin C bôi ngoài, bạn đã tự bảo vệ được da trước các tác động mạnh bạo gây thương tổn.
2. KÍCH THÍCH COLLAGEN
Đến tận bây giờ, dù hằng năm các nghiên cứu vẫn đưa ra các hoạt chất mới kích thích sản sinh collagen như peptides, EGF thì trên khoa học thực nghiệm – nghĩa là có nghiên cứu đầy đủ nhất, cụ thể nhất, khoa học nhất và không bị can thiệp của các công ty mỹ phẩm dùng tiền bịt mắt thì Vitamin A (dạng Tre) và Vitamin C (dạng L-ascorbic acid) là 2 thành phần đứng đầu. Nếu bạn đang đi lăn kim nghe í ới bảo mua tế bào gốc bôi thì mua ngay Vitamin C & Vitamin A bôi hiệu quả còn ngon lành hơn.
3. CÁC DẪN XUẤT VITAMIN C
Có nhiều dạng khác nhau:
- L-ascorbic acid (LAA): Tan trong nước, PH 2.5 -3.5, độ thẩm thấu tốt.
- Sodium Ascorbyl Phosphate (SAP): Tan trong nước, PH 7, các nghiên cứu về độ thấm vào da còn hạn chế, bảo vệ da khỏi tia – – UV và tổng hợp collagen kém hơn L-ascorbic acid.
- Magnesuim ascorbyl phosphate (MAP): tan trong nước, PH: 7, tài liệu về độ thẩm thấu còn hạn chế, bảo vệ khỏi tia UV: Ít dữ liệu để kết luận, tăng tổng hợp collagen: ngang bằng LAA.
- Ascorbyl Tetra-Isopalmitate (ATIP): Tan trong nước PH :<5, thấm tốt hơn MAP, tổng hợp collagen và bảo vệ khỏi UV: chỉ có trong nghiên cứu vitro, chưa có vivo, nghĩa là chưa đủ thông tin để kết luận.
Như các bạn thấy ở trên, trừ khi da quá nhạy cảm thì mới nên chọn dẫn xuất khác với LAA, còn lại hãy ưu tiên LAA để có được những tính năng ưu việt nhất từ Vitamin C: Bảo vệ da, chống tác động tia UV, sáng hơn, tăng sinh collagen tốt hơn.
4. ĐỘ THẤM VÀ HẤP THỤ
Một trong các yếu tố quyết định sản phẩm có hiệu quả không nằm ở tính thấm của sản phẩm. Da chúng ta có một màng chắn tự nhiên để ngăn vi khuẩn, các tác nhân ngoại lai xâm nhập. Và da không có chức năng phân biệt nên nó chặn luôn skincare của mình bôi ngoài. Vitamin C cũng nằm trong số bị chặn. Và nếu chúng lơ lửng vậy thì không có làm được gì hết, đặc biệt là phần tăng sinh collagen.
Vì vậy nhiều khi nhìn ở ngoài thấy cùng là vitamin C, cùng LAA mà sao hãng đắt hãng rẻ là nằm ở phần công thức sản phẩm và công nghệ. Và đừng nghĩ xem nhãn chai sẽ biết vì dưới 0.1% sẽ không bị luật định ghi trên bao bì. Nghĩa là người ta có quyền giấu các bạn. Chưa kể công nghệ để đưa sản phẩm thấm sao cho vừa đủ, rồi hấp thụ vào da cũng tốn bộn tiền, chứ không nhà nhà đi mua bột vitamin C trộn nước về bôi thì hãng nó bán làm sao.
Trong thí nghiệm trực diện đối đầu, Obagi thấm tốt hơn 40% và hấp thụ cao hơn 500% so với Skinceutical bản AOX+.
5. OXY HOÁ
Giữ cho sản phẩm không bị oxy hóa cũng là một vấn đề. LAA cực dễ oxy hóa, mà oxy hóa rồi là không còn tác dụng tốt. Ai mua bột C nguyên chất về sẽ thấy nó màu trắng tinh chứ không phải vàng cam như mọi người nghĩ. Chỉ cần mở bịch bỏ ngoài không khí một thời gian ngắn quay lại sẽ thấy nó hút ẩm và dần chuyển sang vàng. Nên mỗi làn làm Vitamin C mua nguyên liệu bao nhiêu là phải làm hết bấy nhiêu, không có chuyện trữ hàng, nó giúp bạn dược xài đồ “tươi” nhưng cũng có nghĩa là chi phí phải cao vì hổng có mua nhiều, có purchasing power kiểu giá sỉ để ép nhà cung cấp nguyên liệu được.
Có 2 cách chống oxy hóa thường thấy như Skin Ceutical là dùng Vitamin E và Ferulic Acid (Acid họ cây quế ý) để bảo quản – nhưng tụ chung khi mua về thấy y chang nhau, của Skin Ceutical trong hơn được tý nhưng mở chai bỏ vào tủ lạnh bảo quản thì cũng như Obagi thôi.
Cách thứ 2 là dùng silicone/ oil base – Hệ nền silicone hoặc dầu, không có nước để bảo quản LAA vì LAA cực bền khi không có nước. Khuyết điểm là pha cực khó. The Ordinary là thất bại thảm hại nhất khi bỏ nguyên mớ nguyên liệu thô vào trộn trộn lên xong bảo thiên hạ xài đi. Xin lỗi chứ 1 đồng cũng không đáng mua nữa là. Linh tinh là CEO Brandon Truaxe bên the Ordinary đó hơi hâm hấp làm nhân viên nghỉ việc hết ráo và bất mãn kinh khủng, sản phẩm ngày càng tệ không lo chấn chỉnh mà cứ lo đâu đâu. Cao cấp hơn có Kiehl’s mới ra, formualate tốt hơn nhiều nhưng nồng độ C thấp, giá đắt và dùng hơi nóng mặt da mụn hơi dễ kích ứng. Còn có silicone nên ai không hợp thì nên tránh dù silicone cũng chả phải tội đồ gì. Dĩ nhiên ai hợp Kiehl’s cứ xài nha vì nghe combo em này + dầu midnight da cũng đẹp lắm.
À, Làm sao biết C có bị oxy hóa hay không? Nếu bạn thấy serum đổi thành màu nâu là không được. Màu vàng dù đậm tý vẫn tốt. Các bạn cho serum bôi ra mu bàn tay đợi 1 chút thấy màu nâu bám lại là sản phẩm bị oxy hóa hết xài được, còn thấy bốc hơi tay vẫn không bị nâu, dơ, “stain” thì xài đi vì chỉ khi LAA bị oxy hóa và thủy phân chuyển thành Erythrulose nó mới hư à.
Màu vàng nhạt như trên ảnh là bình thường
Đây là Vitamin C đã bị oxy hoá và không dùng được nữa
6. REVIEW CỤ THỂ VITAMIN C OBAGI
Mượn lời review từ chị Throughmagnifyingglass:
“Tất nhiên là serum C của Obagi phải chứa L-ascorbic acid chứ ko phải những dẫn xuất yếu ớt khác. Ai nói gì thì nói, L-AA vẫn là dạng mạnh nhất, được công nhận rộng rãi nhất và nghiên cứu nhiều nhất của các thể loại C. Nếu đã xài L-AA mà còn ko nên trông đợi phép màu, bạn nghĩ mình có thể trông đợi gì từ các dẫn xuất?
Serum C của Obagi có 3 nồng độ khác nhau cho bạn chọn: 10%, 15% và 20%. Nếu da bạn không nhạy cảm tớ khuyên bạn nên bắt đầu từ 15% vì nó rất mạnh, ko như OST20 hay OST21.5 bạn từng dùng đâu. Không như ngay cả Skinceuticals.
Trang của Paula Choice có lần chê bai pH sản phẩm nhưng chai của tớ pH 3-3.5 ko như trên beautypedia để. Chưa kể một nghiên cứu nữa được Obagi trình bày tại cuộc họp hàng năm của viện da liễu Hoa Kỳ đã công nhận serum C của Obagi (cả dòng RX lẫn dòng thường) thấm vào da tốt hơn và bền vững hơn đối thủ chính (Skinceuticals) sau 1 tháng lẫn 3 tháng mở chai ở nhiệt độ 40C.
Obagi C serum đắt nhưng vẫn rẻ hơn Skinceuticals 10-30% tuỳ sp bạn đang nhìn, chỉ nhỉn hơn Kiehl Dark spot 1 tí ti trong khi Kiehl Dark spot chỉ là trò chơi con nít nếu đem so sánh hen.“