Hành trình phục hồi làn da. Phần 4: Bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím
Ở phần cuối cùng của loạt bài viết “Hành Trình Phục Hồi Làn Da”, chúng ta sẽ bàn về một trong những “kẻ thù không đội trời chung” của các tín đồ làm đẹp – tia UV. Hằng ngày, mọi người vẫn thường được khuyên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV, nhưng liệu chúng ta đã có một góc nhìn đúng đắn về chúng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải mã “tất tần tật” về tia UV, các tác hại của đối với sức khỏe và làn da của con người. Đặc biệt, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một phương pháp mới chống lại tia UV được xem là vô hứa hẹn hiện nay.
1. HIỂU ĐÚNG VỀ TIA UV
Ánh nắng mặt trời bao gồm các tia quang phổ và các tia khác có bước sóng dài ngắn khác nhau. Trong đó, tia UV (Ultraviolet) còn được biết đến với tên gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại được biết đến rộng rãi nhất với những tác hại vô cùng to lớn đối với làn da.
Các tia UV thường có 3 dạng, tương ứng với 3 bước sóng khác nhau:
- Tia UVA có bước sóng từ 320nm đến 400nm, là tia UV có bước sóng ngắn nhất. Tuy nhiên, UVA lại chiếm tới 95% bức xạ mặt trời. Chúng hiện diện với cường độ như nhau ở mọi thời điểm trong ngày và hoàn toàn có thể đi xuyên qua quần áo, vải vóc và cửa kính trong suốt khiến cho da, mắt bị tác động liên tục với cường độ cao. UVA không chỉ có khả năng tác động đến lớp thường bì mà còn có thể thâm nhập sâu đến lớp biểu bì da, phá hủy lượng collagen tự nhiên, đồng thời làm giảm khả năng tái tạo collagen của cơ thể, khiến kết cấu da chảy xệ, lão hóa đồng thời xuất hiện tàn nhang, đồi mồi…
- Tia UVB với bước sóng từ 290nm đến 320nm, chỉ chiếm 4%, 5% lượng còn lại trong tổng lượng tia UV có trong ánh sáng mặt trời, vì đa phần chúng đã bị giữ lại trước khi đi vào tầng khí quyển”. Tuy số lượng giưới hạn nhưng những hậu quả mà nó mang lại vô cùng nguy hiểm. UVB có khả năng tác động vào thẳng vùng biểu bì, gây biến đổi và làm tổn thương trực tiếp đến ADN. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ung thư da.
- Tia UVC có bước sóng từ 100nm đến 290nm. Với bước sóng cực dài, đây là loại tia UV với tác động cực kì nguy hại cho da, tấn công thẳng vào lớp hạ bì và võng mạc gây nên tác hại cực kì nghiêm trọng. May mắn thay, loại tia này bị chặn lại ở tầng khí quyển của trái đất do đó không ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên, hiện tượng thủng tầng ozone đang ngày càng nghiêm trọng dẫn đến việc một số tia UV nguy hiểm có khả năng lọt khỏi tầng ozone và gây nên những ảnh hưởng xấu đến làn da của chúng ta.
2. TIA UV NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Trong trường hợp nếu không có các biện pháp bảo vệ, việc tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với tia UV sẽ đem lại những tác động bất lợi, có thể được nhìn thấy về cả khía cạnh mô học và lâm sàng. Những thay đổi đầu tiên có thể là tình trạng da xỉn màu, mẩn đỏ, thô ráp và rối loạn sắc tố.
Sau đó, khi tiếp xúc với tia UV trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sự hình thành các nếp nhăn sâu, kết cấu da sần sùi, các nốt sần (đốm đồi mồi), dẫn đến hiện tượng dày sừng hoạt hóa, tạo ra các tế bào chết. Các tế bào chết sâu bên trong lớp biểu bì không dễ có thể tẩy được, qua thời gian dài lại càng sinh ra thêm nhiều tế bào chết khác liên kết với nhau và gây nên những khối u, và dẫn đến hậu quả sau cùng là bệnh ung thư da ( Skin cancer).
3. BẢO VỆ DA KHỎI TIA UV
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp bảo vệ da khỏi tia UV nhưng hiệu quả và tối ưu nhất vẫn là kem chống nắng. Gần đây, phương pháp sử dụng kem chống nắng phổ rộng (Broad-spectrum Sunscreen) ngày càng trở nên phổ biến. Các sản phẩm chống nắng gắn nhãn Broad-spectrum được FDA nhận định có khả năng chống lại cả tia UVA và UVB. Tuy nhiên, một phương pháp chống tia UV mới đã được phát triển sau khi người ta phát hiện ra rằng tất cả các loại kem chống nắng phổ rộng (chứa cả chất hóa học và vật lý) – bất kể chỉ số SPF nào – cũng chỉ cung cấp khả năng bảo vệ da từ 1 đến 2 giờ. Đây có thể là lý do giải thích cho việc tỷ lệ mắc ung thư da và các dấu hiệu lâm sàng thường thấy của tổn thương do ánh nắng mặt trời vẫn còn ở mức cao.
Phương pháp mới này được xây dựng dựa trên 2 bước:
- Bước đầu tiên là quá trình tăng khả năng chịu đựng và khả năng chống lại UV một cách tự nhiên của làn da thông qua việc ổn định lớp biểu bì.
- Bước thứ hai là cung cấp khả năng chống tia UV ngắn hạn và dài hạn, bằng việc sử dụng các sản phẩm có chứa cả chất ngăn chặn vật lý và hóa học, cũng như các hắc tố (melanin) có nguồn gốc thực vật ở dạng thoa ngoài da. Các chất ngăn chặn vật lý và hóa học sẽ cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn (khoảng 2 giờ), trong khi melanin được bôi ngoài da cung cấp sự bảo vệ lâu dài hơn (khoảng 6 đến 8 giờ). Melanin được biết đến như một hoạt chất chống lại tác hại của tia UV, không dễ trôi bởi mồ hôi hoặc dễ bị chà xát như các thành phần khác thường thấy trong các loại kem chống nắng không kê đơn nên sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ tối ưu hơn.
Phương pháp chống nắng này vẫn chưa được biết đến rộng rãi song đây được xem là phương pháp nhưng vô cùng hứa hẹn với khả năng bảo vệ dài hạn đối với làn da và khắc phục được hầu hết những hạn chế mà của các loại kem chống nắng hiện nay.
Không cần phải bàn cãi nhiều về những lợi ích tuyệt vời mà các sản phẩm chống nắng đem lại cho làn da của chúng ta. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm chống nắng đúng cách, chúng ta cũng cần kết hợp các biện pháp bảo vệ khác như sử dụng mũ, nón, kính râm, tránh tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng,… để đảm bảo sức khỏe làn da của bản thân.
Sản phẩm gợi ý
Kem chống nắng vật lý
SuzanObagiMD Physical Defense Broad Spectrum SPF 40
Kem chống nắng vật lý có màu
SuzanObagiMD Physical Defense Tinted Broad Spectrum SPF 50
Kem lót chống nắng che khuyết điểm
Obagi Tint SPF 50 (Cool)
Kem chống nắng kiềm dầu
Obagi Sun Shield Matte Broad Spectrum SPF 50 Premium