Ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím sóng ngắn UVB và sóng dài UVA, HEV, IR gây ra tình trạng lão hóa da, da chảy sệ và hình thành sắc tố da không mong muốn. Do vậy hiệp hội Da Liễu Mỹ khuyến cáo nên thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da trước tia nắng mặt trời. Và họ cũng khuyến cáo nên lập lại mỗi 2 giờ khi ra ngoài nắng, sau khi bơi hoặc ra mồ hôi nhiều. Lượng kem chống nắng cần bôi là 0.7-1.4g cho toàn bộ diện tích khuôn mặt, tương ứng cho 2mg/cm2 diện tích da.
Nhiều chuyên gia vẫn khuyên rằng nên thoa kem chống nắng cả khi ở trong văn phòng, vì họ cho rằng bạn vẫn có thể bị tác động bởi tia cực tím từ bóng đèn, từ của sổ, đi lại giữa các tòa nhà lúc nghỉ giải lao hay ăn trưa chẳng hạn. Như vậy để thoa đủ lượng kem và việc lập lại mỗi 2 giờ làm bạn tiêu tốn một lượng khá khá kem chống nắng. Đó là chưa kể đến độ thẩm mỹ và vệ sinh khi bôi lại kem chống nắng trong ngày. Có vẻ rắc rối hơn chúng mình nghĩ nhỉ. Nhưng thật sự, liệu việc này có cần thiết? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Trong một nghiên cứu của Thái Lan được trình bày vào tháng 3 năm 2018, các tình nguyện viên được cung cấp lượng kem chống nắng tương ứng 1g cho mỗi ngày để thoa toàn mặt lúc 7h45. Kem chống nắng này có trộn thêm chất chỉ màu để khi chụp ảnh phân tích có thể tính toán được lượng kem này còn lại bao nhiêu. Những người tình nguyện này được chụp ảnh phân tích sau mỗi 2h cho đến 4h chiều. Họ hoạt động bình thường và được phép ra ngoài không quá 1h để đi ăn trưa mà không cần phải thoa thêm bất kì lượng kem chống nắng nào thêm.
Kết quả cho thấy lượng kem chống nắng giảm nhiều trong đỉnh 2h đầu tiên, giảm dần trong 2 giờ sau đó, và giảm ít nhất sau 2 giờ cuối cùng trong ngày. Những vùng được ghi nhận giảm nhiều nhất là mũi, tiếp đó và vùng trên môi và cằm, trong khi đó vùng trán lại có sự giảm ít nhất. Sau khi tính toán chi tiết lượng giảm dựa trên phân tích hình ảnh, tỉ lệ giảm sau 2h là 16.3%, sau 4h (lúc 12h trưa) là 23.7% và lúc cuối ngày là 28.2%. Nghĩa là lượng chống nắng còn lại sau 4h chiều ước tính còn tới 1.44mg/cm2 da.
Như vậy, nếu bạn dùng một lượng kem chống nắng 1g cho toàn bộ khuôn mặt vào lúc buổi sáng tương đương với 2g/cm2 da vào lúc 8h sáng, đến lúc trưa bạn vẫn còn hơn 1.53mg/cm2 và đến cuối ngày bạn vẫn còn 1.44mg/cm2. Rất nhiều người chúng mình biết cho rằng như vậy da bạn vẫn an toàn vì xét theo số lượng thì lượng chống nắng còn sót lại vẫn rất cao so với khuyến cáo hiệp hội da liễu Mỹ (1.44mg/cm2 so với 2mg/cm2).
(1) Tuy nhiên, giả sử phương pháp đo lường là đúng: lượng chỉ thị = lượng kem chống nắng còn trên da (vẫn có khả năng có thể ít hơn hoặc nhiều hơn). Chất lượng kem chống nắng có còn được đảm bảo không là câu chuyện hoàn toàn khác.
Có 2 phương thức đo lường chất lượng kem chống nắng mà các nước theo phía Mỹ sẽ áp dụng và một hệ khác được dùng bởi khối Châu Âu. Ở cả 2 hệ đo lường này, độ bảo vệ của kem chống nắng không chỉ phụ thuộc vào lượng dùng mà còn nằm ở:
(2) UV filters (màng lọc chống nắng): Nhóm UV filters nào? Vật lý hay hoá học? Trước đây chúng ta thường hiểu lầm Uvs filter vật lý như Kẽm oxide hay Titanium Oxide bền vững hơn loại hoá học nhưng thực nghiệm cho thấy vì cùng cơ chế hấp thụ và phản xạ như nhau nên cả 2 đều suy giảm tác động chống tia Uvs qua thời gian.
(3) Base (nền chất): Một số loại hợp chất tạo màng giúp phân tử kem chống nắng dàn trải tốt hơn dẫn đến bảo vệ tốt hơn có thể bị suy giảm qua thời gian. Vậy thời gian tạo màng cũng đáng lưu ý
(4) Tá dược đi kèm: Không đơn thuần dựa vào Uvfilters, các kem chống nắng tốt còn bổ sung các chất chống oxy hoá, làm dịu, giảm viêm, sữa chữa tổn thương tế bào từ đó bảo vệ/ giảm tải tác động tia Uvs lên da. Một số tá dược còn củng cố độ chống nắng của UVfilters. Các hoạt chất này phần lớn đều giảm dần tác dụng qua thời gian.
Từ (1) (2) (3) (4) ta hiểu được kem chống nắng tuy suy giảm về lượng khá ít (28.2%) nhưng độ bảo vệ khỏi các tia cũng giảm. Cộng gộp lại có thể là một con số lớn hơn 28.2% cho việc bảo vệ da. Độ suy giảm bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào nhà sản xuất và không có các báo cáo public thì việc đề phòng là cần thiết.
Kết luận
Vì vậy, dù chỉ ngồi trong văn phòng, bạn cũng nên cố gắng dùng thêm kem chống nắng. Có thể không quá nghiêm túc sau mỗi 2 giờ như các bác sĩ khuyến cáo nhưng trước khi ra nắng hoặc sau 4 tiếng là những thời gian bạn rất nên cân nhắc.
Nguồn bài viết:
Sunscreen Application to the Face Persists Beyond 2 Hours in Indoor Workers: An Open Label Trial Chutima Rungananchaia, Narumol Silpa-archaa *, Chanisada Wongpraparuta, Bordeesuda Suiwongsab, Viboon Sangveraphunsiric, Woraphong Manuskiattia
a Department of Dermatology, Faculty of Medicine Siriraj Hospital, Mahidol University, Bangkok, Thailand
b Department of Pharmacy, Siriraj Hospital, Mahidol University, Bangkok, Thailand
c Department of Mechanical Engineering, Faculty of Engineering, Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand